Khi lựa chọn đèn LED, bạn phải quan tâm rất nhiều yếu tố như màu sắc, mẫu mã, kiểu dáng, mức độ chiếu sáng,… Một trong những yếu tố rất quan trọng để lựa chọn đèn phù hợp với không gian sống của gia đình bạn đó chính là độ rọi. Vậy độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn như thế nào? Hãy cùng Led MD tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Độ rọi là gì?
Nếu bạn vẫn đang thắc mắc độ rọi là gì, Led MD sẽ giúp bạn giải đáp với khái niệm độ rọi chuẩn nhất.Độ rọi hay còn được gọi là độ chiếu sáng, là chỉ số thể hiện cường độ ánh sáng, quang thông trên một đơn vị diện tích bề mặt được chiếu sáng. Hiểu một cách đơn giản, độ rọi là độ sáng của vật thể được chiếu sáng mà bằng mắt thường có thể cảm nhận được độ mạnh hay yếu.

Công thức tính độ rọi
Để hiểu hơn về độ rọi là gì, bạn cần biết công thức tính độ rọi. Độ rọi được tính theo công thức:
E=Φ/S |
Trong đó:
- E: Độ rọi, đơn vị là Lux.
- S: Diện tích bề mặt được chiếu sáng, đơn vị m2.
- Φ: Tổng quang thông, đơn vị đo là Lumen.
Lux là gì? Độ rọi trung bình là gì? Ký hiệu và đơn vị đo độ rọi
Vậy là bạn đã hiểu được sơ bộ độ rọi là gì. Đơn vị đo độ rọi – ký hiệu E là Lux. Đây là đơn vị được xác định theo hệ mét để tính độ chiếu sáng trên bề mặt.Ngoài độ rọi thì bạn cũng nên quan tâm đến một số khái niệm liên quan khác:
- Độ rọi trung bình: Giá trị trung bình các mức Lux được đo tại những điểm khác nhau trong cùng một khu vực chiếu sáng xác định.
- Độ rọi duy trì – Em: Giá trị độ rọi chiếu sáng trung bình cho phép tại mức tối thiểu theo tiêu chuẩn.
Công thức tính độ rọi Lux trong chiếu sáng
Độ rọi Lux chiếu sáng được tính theo công thức đơn giản, dựa trên định luật độ rọi tỷ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách.Cách tính độ rọi (Lux) có công thức như sau:
E = I / d² |
Trong đó:
- d: Khoảng cách giữa nguồn sáng từ đèn đến bề mặt được chiếu sáng.
- I: Cường độ ánh sáng.
>>> Xem thêm: Cách tính điện năng tiêu thụ của bóng đèn
Phương pháp đo và cách đo độ rọi? Sử dụng các thiết bị, máy và phần mềm đo độ rọi
Hiểu độ rọi là gì và để ứng dụng chúng trong điều kiện thực tế, bạn cần phải biết cách đo độ rọi.

Đo độ rọi sử dụng thiết bị chuyên dụng
Độ rọi có thể được đo bằng các thiết bị chuyên dụng cầm tay. Hiện nay trên thị trường có hai loại máy đo độ rọi chuyên dụng:
- Loại máy tách rời phần thân và Sensor cảm biến ánh sáng.
- Loại tích hợp Sensor bên trong thân máy.
Khi sử dụng các thiết bị chuyên dụng, bạn chỉ cần đặt Sensor trên bề mặt cần đo, màn hình LCD sẽ hiển thị độ rọi chính xác tại vị trí đó.
Đo độ rọi sử dụng điện thoại
Ngoài thiết bị chuyên dụng, hiện nay độ rọi hoàn toàn có thể được đo bằng các app trên điện thoại. Lúc này, những chiếc điện thoại sẽ có chức năng như một Sensor cảm biến. Bạn chỉ cần đặt màn hình điện thoại vuông góc với nguồn sáng là có thể đo được chính xác độ rọi tại vị trí đó.
Sử dụng phần mềm tính toán độ rọi chiếu sáng chuyên dụng
Ngoài những phương pháp trên thì phần mềm chiếu sáng như DIALux cũng được đội ngũ thiết kế chiếu sáng sử dụng để tính toán độ rọi.
So sánh độ rọi của ánh sáng Mặt Trời, bóng đèn huỳnh quang và đèn LED
Ánh sáng Mặt Trời sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mây, mưa,… vì thế mà độ rọi cũng sẽ luôn thay đổi theo các khoảng thời gian trong ngày. Ban ngày, ánh sáng Mặt Trời có độ rọi từ 32.000 – 100.000 Lux, khi bình minh hay hoàng hôn độ rọi sẽ thấp hơn, chỉ vào khoảng 400 Lux.Độ rọi của đèn huỳnh quang và đèn LED được đánh giá là tương đương với nhau. Tuy nhiên, đèn LED là loại đèn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn: khả năng điều chỉnh độ sáng ổn định, không nhấp nháy. Bởi vậy mà đèn LED đang dần thay thế các thiết bị chiếu sáng huỳnh quang hiện nay.
Độ rọi tiêu chuẩn là gì?
Nếu bạn đã tìm hiểu độ rọi là gì thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua khái niệm về độ rọi tiêu chuẩn. Đây là độ rọi giúp đảm bảo thị lực cho người hoạt động trong khu vực chiếu sáng.Hiện nay, độ rọi tiêu chuẩn tự nhiên sẽ dao động trong khoảng từ 32.000 – 100.000 Lux tùy thuộc vào khu vực chiếu sáng cụ thể.

Độ rọi tiêu chuẩn trong nhà ở dân dụng
Tiêu chuẩn độ rọi chiếu sáng trong nhà ở dân dụng được quy định cụ thể theo bảng dưới đây:
STT | Khu vực chức năng | Độ rọi (Lux) |
1 | Phòng ngủ | ≥ 100 |
2 | Phòng khách | ≥ 300 |
3 | Phòng bếp | ≥ 500 |
4 | Hành lang | ≥ 100 |
5 | Tầng hầm đỗ xe | ≥ 70 |
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng trong nhà
Cách tính số lượng đèn cần dùng trong chiếu sáng
Hiểu độ rọi là gì, bạn áp dụng tính toán số lượng đèn cần dùng trong chiếu sáng để có thể đảm bảo những yêu cầu về điều kiện ánh sáng, không ảnh hưởng đến thị lực của người dùng.Số lượng bóng đèn cần thiết được tính với công thức như sau:Số lượng đèn cần dùng = Công suất đèn x Quang thôngHoặc:Số lượng đèn cần dùng = Diện tích chiếu sáng (m2) x Độ rọiHy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu chi tiết về khái niệm độ rọi là gì. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm các sản phẩm đèn đạt chuẩn quốc tế với mức giá tốt, tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho gia đình mình, hãy đến ngay với Led MD.